fbpx

Võ Taekwondo có những trường phái đặc biệt nào?

Võ Taekwondo là môn võ thuật của Hàn Quốc, có thể bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước Công nguyên. Các võ sư Taekwondo chuyên nghiệp đã làm cả thế giới ngạc nhiên với những kỹ năng nhào lộn phá tan những tấm gỗ đặt cách mặt đất 10 feet hay tấn công liên hoàn nhiều mục tiêu trên không. Hãy cùng tìm hiểu về quyền phái trong môn võ  này xem có gì đặc biệt khiến cả thế giới phải ngước nhìn nhé!

Hình ảnh có liên quan

Có gì đặc biệt trong những trường phái võ Taekwondo?

Sơ lược về võ Taekwondo trên thế giới và tại Việt Nam

Taekwondo chú trọng đặc biệt vào những đòn chân (chokki, cước pháp) và nhấn mạnh tính chất thể thao của bộ môn. Trong khi có một số nét tương tự Kungfu của Trung Quốc và các môn võ Triều Tiên khác như Hapkido, Tangsudo, Taekwondo có chiều hướng sử dụng bàn chân và cẳng chân qua những cú đá đầy uy lực.

Hệ thống quyền của Liên đoàn Taekwondo thế giới (World Taekwondo Federation, WTF) do Uh Hyon Kim sáng lập gồm 25 bài quyền (poomse). Ngoại trừ những bài quyền có tên riêng thuộc hệ thống các bài quyền cao đẳng, các bài sơ cấp và nhập môn bao gồm 8 bài Taegeuk (Thái cực) và 8 bài Palgwe (Bát quái).

IOC đã công nhận võ Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận là môn thi đấu giành huy chương tại Thế vận hội 2000 và 2004.

Về tên gọi của võ Taekwondo ở Việt Nam, do được truyền bá bởi quân đội Nam Hàn trong chiến tranh Việt Nam nên thời gian đầu môn võ này được gọi là Võ Đại Hàn, sau đó được gọi là Túc quyền đạo, Thái cực đạo (tên gọi này được cho là xuất phát từ lá cờ mang hình âm dương thái cực của Hàn Quốc). Taekwondo cũng phổ biến ở miền Nam Việt Nam trước khi được truyền bá ra miền Bắc.

Trường phái ITF cso vai trò như thế nào trong võ Taekwondo?

Taekwondo có 2 trường phái và có 2 tổ chức là ITF và WTF. Trường phái Taekwondo ITF có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp (nói đúng ra là từ cấp rồi mới tới đẳng), khởi đầu môn sinh mang cấp 10, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần

.Mức dan tăng dần tới tối đa là 9 dan hay 10 dan, thường cửu đẳng và thập đẳng là cấp của trưởng môn, còn các võ sư thường không đạt được. Hệ Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các dan. Thay vì vậy các võ sinh đạt đẳng poom, hay “võ sinh đai đen ít tuổi”. Võ sinh chưa đến tuỏi trưởng thành có thể đạt 4 poom, và tất cả các đẳng poom đều chuyển thành đẳng dan khi võ sinh tới đủ tuổi và qua kì thi lên cấp tiếp theo.

Cách tuyển chọn trong võ Taekwondo chủ yếu dựa vào các kỹ thuật và lý thuyết. Các bài trình diễn kỹ thuật gồm các cú đấm và cú đá, cũng có thể bao gồm cả thế tấn và phương pháp thở. Phần lý thuyết phải trình bày bằng lời các thuật ngữ trong tiếng Hàn, các thông tin quan trọng (chẳng hạn các điểm sinh tử và các luật quan trọng) và một sự hiểu biết chung về võ taekwondo.

Quyền pháp ITF trong võ Taekwondo bao gồm những đặc điểm gì?

Bài quyền được gọi là Hyoung hay Tul là một chuỗi tập hợp những đòn thế căn bản được qui định sẵn để tập công thủ mà không cần đối thủ.
Tổ sư Choi Hong Hi (có biệt hiệu là Chang Hon) đã đặt ra hệ thống quyền pháp Chang Hon gồm 20 bài quyền, về sau có những trường phái khác như Soryong hay Sorim có 24 hay 28 bài quyền.
Các bài quyền được đặt tên và qui định động tác cùng ý nghĩa theo lịch sử danh nhân hay kì tích địa phương của Hàn Quốc.

Đặc điểm quyền pháp của ITF trong võ Taekwondo:

  • Vị trí khởi quyền cũng là vị trí kết thúc.
  • Các thế võ được phân biệt rõ ràng, mạch lạc.
  • Mỗi thế đánh phải hữu hiệu, phát huy lực đúng cách.
  • Các bắp thịt co giãn thích nghi tùy theo từng động tác đòn thế.
  • Bài quyền được giảng dạy từ thấp đến cao.
  • Đầu, mặt, tay chân, cách vận động, hơi thở phải đồng bộ.
  • Các động tác phải nhuần nhuyễn, không gượng ép, gò bó.

Xem thêm: Câu lạc bộ võ thuật thực chiến hàng đầu tại TP.HCM

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn