Côn có tên gọi là “bách binh chi tổ”, nghĩa là tổ của trăm binh khí. Do lịch sử côn đã có từ lâu đời, trước đây nguyên thủy là công cụ sản xuất, chủ yếu trong xã hội ngày xưa, đồng thời cũng là một loại binh khí dùng chiến đấu sớm nhất trong chiến tranh.
- Vua của binh khí: Nhuyễn tiên
- Lịch sử hấp dẫn của Côn nhị khúc
- Binh khí đại đao “bách quân chi nguyên soái” trong võ thuật cổ truyền

Côn pháp ” Bách binh chi tổ” trong võ cổ truyền
Côn còn được gọi là bổng (bàng, gùn: tiếng Hoa; cudgel, stick, staff: tiếng Anh). Có nhiều lưu phái về côn thuật, vì vậy có nhiều tên gọi và chủng loại khác nhau. Côn có đoản côn, trung côn, tề mi côn, trường côn, đại tiểu tử côn, mẫu tử côn (thiết lĩnh), hổ vĩ côn…, ngoài ra cùng họ với côn cũng phải kể đến lưỡng tiết côn (côn nhị khúc), tam tiết côn (côn tam khúc).
Côn đánh một vùng rộng, linh hoạt cả hai đầu ngọn và đốc, có khả năng biến hóa được nhiều chiêu thức, hiệu quả và thực dụng. Chiều dài, độ nặng và đường kính thân côn không có quy chuẩn chung, mà theo sở thích và thể tạng của từng người. Tề mi côn cao ngang chân mày, trường côn cao bằng người sử dụng đứng thẳng, đưa ngang cánh tay sang bên, gập khủyu tay lên thành góc 900, côn tính từ mặt đất đến đầu mũi ngón tay. Thi đấu võ thuật hiện đại quy định chung đối với côn là cao bằng người sử dụng.
Về côn thuật có thể tung cao, nhảy rộng, thấp, bổ, quét, múa hoa, biến hóa, linh hoạt, tiếng gió côn ào ạt, khí thế cực kỳ dũng mãnh. Loại côn lớn ngày xưa khi vũ lộng thì phải có kình lực ở hông, chân và lực ở tay cũng đòi hỏi phải phối hợp, khi tác chiến thực sự thì lấy ưu thế chiều dài, độ lớn và sức nặng để chế ngự đối phương. Nghệ thuật đánh côn yêu cầu tay, mắt, thân pháp, bộ pháp… phải thống nhất hợp điệu, có lợi cho việc nâng cao thể lực, phát triển độ nhanh, sức bền, tạo tinh thần kiên cường, dũng cảm.
Côn pháp của các danh gia, võ phái phong phú, đa dạng, tuy tên gọi có khác nhau nhưng vẫn có chỗ tương đồng về kỹ pháp và yêu cầu. Pháp đánh côn thì bàn tay, cánh tay phải vê tròn hợp nhất với thân côn, lực thấu ra đầu ngọn côn, tiếng côn rít vù. Múa côn phải dũng mãnh, mau lẹ có lực. Hai tay cầm côn đóng mở, xoay chuyển phải vung tròn tự nhiên.
Lời thiệu: THÁI SƠN CÔNThái sơn, trích thuỷ, địa xà liên.
Thương thượng, lộng ky lân, thoái bạch viên.
Huy ky, độc giác, trung bình hạ.
Thượng thích, đại đăng, tấn thừa thiên.
Hồi đầu trực chỉ, liên tam thích.
Đồng Tân thuận thế, gián vân biên.
Tẩu độc thố, Trưng Sơn hoành gián kiếm.
Linh miêu mai phục, tấn thích ngưu.
Thừa châu, bố địa, khai côn thích.
Hồi tiểu kim kê, đả trung lang.
Phi phong tẩu võ, khai ngưu giác.
Tiểu tử tam phiền, giá mã an.
Bái tổ sư, lập như tiền.Bài Phú: THÁI SƠN CÔNTay cầm roi đản khai trương,
Vọng tiền bái tổ là đường xưa nay.
Diện tiền thế ấy mới hay,
Thái sơn đích thủy côn này đổ nghiêng.
Đại xa phục thổ chẳng hiền,
Kỳ long phản ứng ngựa liền bay cao.
Hoành côn môt bước lướt vào,
Quy kỳ độc giác trực giao diện tiền.
Côn trùng tấn thích trung thiên,
Hồi đầu trực chỉ diện tiền tam giao.
Đồng Tân xuất thế anh hào,
Giang biên phá trận xông vào tiền môn.
Hoành sơn thỏ chạy dập dồn,
Phục châu hạ địa vương côn đảo trừ.
Linh miêu núp dưới bóng người,
Chờ trâu vùng dậy ngựa chùi tới đâm.
Thừa châu côn nọ tay cầm,
Biến thiên bố địa mà đâm diện tiền.
Lui về giữ thế trung kiên,
Đề côn đả kích phá yên trận đồ.
Gió rung lá rụng ồ ồ,
Sừng trâu mở rộng côn đồ chiên chi.
Thuyền rồng giũa biển linh đinh,
Mã yên triệu tử đoạt thuyền thành công.
(Võ cổ truyền Việt Nam – Tây Sơn – Bình Định)Dịch lời thiệu:Thái Sơn giọt nước chảy dài.
Ngoằn ngoèo ví tựa như loài rắn đi.
Nhấc côn quây phất một khi.
Lui về thủ bộ tựa như vượn ngồi.
Quay về dùng gốc côn thôi.
Hướng về phía trước đâm rồi quất ngang.
Đâm lên một ngọn cho sang.
Chân đèn đâp vỡ hướng ngang theo trời.
Rút về đâm thẳng một hơi.
Ba phen tấn thích điểm nơi diện tiền.
Đồng Tân thuận thế đánh liền.
Phá bờ sông nọ tiến lên vội vàng.
Đầu non thỏ chạy bao tròn.
Hoành thân phá kiếm đánh liền địch lui.
Linh miêu mai phục hẳn hoi.
Đâm trâu mở lối ra ngoài trùng vây.
Nương thuyền đập đất phóng ngay.
Loan côn đâm thẳng rồi quay trở về.
Kim kê thủ bộ càng ghê.
Trung lang trở bộ đánh ngay giữa vòng.
Mưa sầu gió thảm chưa xong.
Đầu côn trái phải như sừng húc ra.
Tiểu đồng thành nọ bước ra.
Hồi thân gác gậy mới là bình yên.Người dịch: Lão võ sư Phạm Đình Trọng (1926 – 2008) – Đà Lạt – Lâm Đồng
Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ III – 1995