Vovinam được phát triển dựa trên môn vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với những tinh hoa của các môn phái võ thuật trên khắp thế giới. Ngày nay, những bài dạy học võ Vovinam cơ bản được truyền bá nhằm mang đến cho người học những phương pháp tự vệ chỉ qua một thời gian ngắn, trong đó có đòn chém. Cùng tìm hiểu các đòn chém của Vovinam trong bài viết này nhé!

Học võ Vovinam cơ bản: Bí kíp giúp thành thạo 4 bộ chém Vovinam

Học võ Vovinam cơ bản: Bí kíp giúp thành thạo 4 bộ chém Vovinam

Học võ Vovinam cơ bản với 4 đòn chém tay lợi hại của Vovinam

1. Chém cạnh tay số 1

  • Khởi thế:  Bàn tay chém đặt trên vai đối diện (cách vai khoảng 10 cm), lòng bàn tay hơi hướng xuống dưới. Tay còn lại che phía trước cơ thể.
  • Thực hiện: Chém thẳng cạnh bàn tay từ trên xuống 45 độ, ra phía trước, dừng ở ngang thái dương

2. Chém cạnh tay số 2

  • Khởi thế: Tay chém đặt trên vai, gần mang tai, lòng bàn tay hướng về phía trước.
  • Thực hiện: Chém từ trên xuống (chéo xuống 45 độ) – ra trước; khi gần kết thúc, lắc mạnh cổ tay ngược chiều kim đồng hồ để tạo lực cho đòn chém; dừng ở ngang cổ

3. Chém cạnh tay số 3

  • Khởi thế: Đao tay chém thu về sát hông (cùng bên), cạnh bàn tay hướng về trước.
  • Thực hiện: Dùng lực của hông, vai và cánh tay đẩy thẳng đao tay về phía trước. Kết thúc mũi bàn tay hướng lên, cạnh ngoài bàn tay chạm mục tiêu. Thường dùng để tấn công vào chấn thủy hoặc cổ họng của đối phương

4. Chém cạnh tay số 4

Động tác này thường dùng để tấn công vào 2 bên sườn, cổ, mang tai của đối phương

  • Khởi thế: Đao tay đưa lên cao ngang vai hoặc thu về sát hông, lòng bàn tay hướng về phía trước.
  • Thực hiện: Dùng lực của vai, cánh tay đẩy thẳng đao tay về trước, khi chuẩn bị chạm mục tiêu thì xoay mạnh cổ tay ngược chiều kim đồng hồ để tăng lực đánh.

Học võ Vovinam cơ bản với những kỹ thuật đấm chuẩn nhất

1. Đòn đấm thẳng

Đây là kỹ thuật đấm rất cơ bản và phổ biến trong tất cả các môn võ nên thường được tập trước các đòn đấm khác. Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc nắm đấm xoay đủ 180 độ, cùi chỏ không được rời hông (phải chạm nhẹ vào hông), tiếp xúc mục tiêu bằng đốt cuối của ngón trỏ và ngón giữa. Đòn đấm chỉ mạnh nhất khi phát huy được lực cộng hưởng của hông, vai và lực xoay của nắm đấm.

2. Đấm móc: Đòn đấm đi vòng từ ngoài vào, tiếp xúc mục tiêu bằng đốt cuối của ngón trỏ và ngón giữa.

3. Đấm lao: Đòn đấm đi chéo 45 độ từ trên xuống dưới, tiếp xúc mục tiêu bằng đốt cuối của ngón trỏ, người hơi lao về hướng đấm.

4. Đấm múc: Đòn đấm đi từ dưới lên và hơi hướng ra trước.

5. Đấm phạt ngang (đánh búa): Điểm chạm mục tiêu là đáy hoặc lưng của nắm đấm.

6. Đấm bật ngược (đánh gõ): Tiếp xúc mục tiêu bằng lưng của nắm đấm (vùng gần đốt cuối của ngón trỏ và ngón giữa).

Xem thêm: Thế Giới Võ Thuật; Kết nối niềm đam mê võ thuật Việt Nam

Ý kiến của bạn