Đòn đấm là một trong những đòn cơ bản nhưng vô cùng lợi hại của Vovinam. Có 3 đòn đấm chính là: Đấm múc, đấm móc và đấm thẳng. Bài viết này hãy cùng chúng tôi luyện tập võ Vovinam với bài tập về 3 đòn đấm này nhé.

Tập võ Vovinam: Những đòn đấm lợi hại nhất của Vovinam

Tập võ Vovinam: Những đòn đấm lợi hại nhất của Vovinam

Đòn đấm múc

Một đòn đấm múc (upper cut) theo chiều dọc (hoặc xiên) được tung từ dưới lên trên bằng tay phải (hoặc trái). Đấm múc thường được sử dụng để phá thế phòng thủ 2 tay che chắn trước mặt hoặc thái dương của đối phương.

Từ vị trí phòng thủ, võ sinh Vovinam thân hơi xoay về bên phải, tay phải hạ thấp xuống dưới tầm ngực của đối phương và đầu gối hơi cong ra phía sau. Tay phải đẩy mạnh lên cằm hay thân của đối phương tạo thành hình vòng cung. Đồng thời, đầu gối đẩy lên nhanh chóng, thân và hông xoay ngược chiều kim đồng hồ và gót chân sau xoay ra ngoài, bắt chước những chuyển động cơ thể của đòn đấm thẳng tay sau.

Tác dụng mang tính chiến lược của đòn đấm múc lên nằm ở hiệu quả của việc “xốc” đối thủ lên, làm cho đối thủ mất thăng bằng để tung ra những đòn đấm tiếp theo.

Đòn đấm múc lên bằng tay phải, tiếp sau đó là cú móc ngang bằng tay trái, một sự kết hợp chết người. Đòn đấm múc lên sẽ nâng cằm của đối thủ vào một vị trí dễ bị tổn thương, sau đó cú đấm móc ngang (hook) sẽ loại bỏ đối thủ ra khỏi trận đấu. Ngoài ra, đích đến của đòn đấm múc còn ở các vị trí: chấn thủy và bụng.

Tập võ Vovinam với đòn đấm móc

Một cú Đấm Móc (Hook) dạng nửa đường tròn được tung ra bằng tay trái – Left Hook (hoặc tay phải – Right Hook) nhằm vào phía bên phần đầu của đối thủ.

Từ vị trí phòng thủ, khuỷu tay được rút lại phía sau với nắm đấm nằm ngang và uốn cong khuỷu.

Tay phải người học võ Vovinam che chắn để bảo vệ vững chắc phần cằm, đầu gối hơi cong, chuyển trọng tâm lên chân trái, thân và hông xoay theo chiều kim đồng hồ, đẩy nắm đấm ngang qua một cách chắc chắn theo chiều kim đồng hồ tạo thành hình vòng cung phía trước cơ thể và tìm đến mục tiêu. Đồng thời, các bàn chân xoay theo chiều kim đồng hồ, gót chân trái xoay ra phía ngoài.

Sau khi va chạm,đường vòng cung của cú móc ngang kết thúc đột ngột và tay trái được kéo nhanh chóng trở về vị trí phòng thủ.

Một đòn đấm móc ngang cũng có thể được nhắm vào những mục tiêu thấp hơn trên cơ thể và kĩ thuật này đôi khi được gọi là “rip” để phân biệt với những cú móc thông thường vào đầu.

Đòn đấm thẳng

Đấm Thẳng là kỹ thuật đấm rất cơ bản và phổ biến trong tất cả các môn võ nói chung và Vovinam nói riêng nên thường được tập trước các đòn đấm khác. Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc nắm đấm xoay đủ 180 độ, cùi chỏ không được rời hông (phải chạm nhẹ vào hông), tiếp xúc mục tiêu bằng đốt cuối của ngón trỏ và ngón giữa. Đòn đấm chỉ mạnh nhất khi phát huy được lực cộng hưởng của hông, vai và lực xoay của nắm đấm.

Đấm Thẳng có 2 loại:

  1. Đấm Thẳng Tay Trước (Jab): Sử dụng tay thủ phía trước (gần đối phương) để ra đòn nhằm rút ngắn khoảng cách. Cách đánh này rất được giới boxing sử dụng vì có tầm đánh dài và không phải chuyển trọng tâm. Bên cạnh đó, sau khi va chạm, tay được rút lại nhanh chóng để đưa về vị trí bảo vệ phía trước khuôn mặt. Khả năng phòng thủ của đòn đấm thẳng tay trước cũng được chú ý đến bởi nó để lại ít không gian cho đối thủ phản đòn.
  2. Đấm Thẳng Tay Sau (Straight): Một đòn đấm thẳng tay sau mạnh được tung ra theo đường thẳng bằng tay thủ phía sau. Từ vị trí phòng thủ,tay thủ phía sau được tung ra từ cằm, đi qua cơ thể và vươn tới mục tiêu theo đường thẳng. Khi cú đấm được duỗi thẳng tối đa,vai phải được đưa lên để bảo vệ cằm. Đồng thời tay thủ phía trước được co lại che chắn bảo vệ hàm.

Xem thêm: Thế Giới Võ Thuật; Kết nối niềm đam mê võ thuật Việt Nam

Ý kiến của bạn