fbpx

Võ Taekwondo có mấy đai? Cách phân biệt trình độ Taekwondo bằng màu đai

Cũng giống như các môn võ khác, đai trong Taekwondo dùng để phân biệt trình độ võ thuật của các võ sĩ . Bên cạnh đó, từng màu đai lại ẩn chứa những ý nghĩa hằn sâu trong mỗi con người. Vậy võ Taekwondo có mấy đai? Và cách phân biệt đai trong Taekwondo là gì? Cùng đọc bài viết này để tìm hiểu nhé.

Môn võ Taekwondo có mấy đai? Cách phân biệt trình độ Taekwondo bằng màu đai

Môn võ Taekwondo có mấy đai? Cách phân biệt trình độ Taekwondo bằng màu đai

Quy định trong hai hệ phái trong võ Taekwondo có mấy đai?

Hệ phái Taekwondo ITF có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp (từ cấp rồi mới tới đẳng), khởi đầu môn sinh mang cấp 10, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần.

Còn hệ phái Taekwondo WTF có 5 trình độ (gọi là một “gup”) với 5 cấp đai (“dan”) từ trắng, vàng, xanh, đỏ vào cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 10 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Trong trường hợp võ sinh không đủ 15 tuổi thì sẽ vẫn ở đai đỏ và sẽ chuyển thành đai đen khi đủ tuổi.

Taekwondo bao gồm những màu đai nào?

Bên cạnh những thắc mắc về võ Taekwondo có mấy đai thì những màu đai trong môn võ này cũng được rất nhiều người quan tâm. Việc đặt ra các đai nhiều màu sẽ khiến học viên mới cảm thấy họ tiến bộ một cách rõ ràng hơn, để họ thấy hứng thú hơn, dễ dàng hơn cho việc truyền bá võ thuật. Những màu đai trong Taekwondo có màu từ nhạt đến đậm, cụ thể như sau:

  1. Đai trắng
  2. Đai vàng
  3. Đai cam
  4. Đai xanh lá cây
  5. Đai tím
  6. Đai xanh da trời
  7. Đai nâu
  8. Đai đỏ
  9. Đai đen

Quy chế thi lên đai trong hệ phái Taekwondo WTF được quy định như thế nào?

Sau khi biết được võ Taekwondo có mấy đai, bạn cần xác định hệ phái của mình là gì để thi lên cấp, đai. Trong hệ phái WTF, quy chế thi lên đai được quy định như sau:

1. Cấp 8 lên 7, Cấp 7 lên 6

  • Căn bản: 10 đòn đấm trung, 3 đòn đá gồm: đá thẳng (Ap chagi, đòn đá số 1), đá vòng cầu (Dolyeo chagi), đá chẻ (Neryeo chagi)
  • Quyền ([poomsae]): bài quyền Thái Cực số 1 hoặc 2 (Taeguek In JangTaeguek Y Jang).
  • Tam thế đối luyện gồm 3 đòn.

2. Đai xanh cấp 6 lên xanh cấp 5

  • Căn bản: 9 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá thẳng (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá số 4
  • Quyền: bài quyền Thái Cực số 3 Taegeuk Sam-jang.
  • Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.

3. Đai xanh cấp 5 đến đai đỏ cấp 2

  • Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi), đá số 4 (Dwiola Yeop chagi).
  • Quyền: Taeguek Sa-Jang (số 4), Taeguek Oh-Jang (số 5), Taeguek Yuk-Jang (số 6), Taeguek Chil-Jang (số 7).
  • Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
  • Song đấu: đấu tính điểm với võ sinh đồng cấp.

4. Đai đỏ cấp 1 thi lên Nhất Đẳng Huyền Đai

  • Điều kiện dự thi: “đeo” đai đỏ cấp 1 ít nhất 6 tháng
  • Mỗi năm có 2 đợt thi vào tháng 5 và tháng 11.
  • Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá như trên.
  • Quyền:
  1. Bài Thái Cực số 8 Taeguek Pak-Jang.
  2. Bốc thăm ngẫu nhiên từ Thái cực 1 đến Thái cực 7.
  • Nhất thế đối luyện gồm 5 đòn: Theo kỹ thuật quy định của HLV trưởng Liên Đoàn Taekwondo Việt Nam.
  1. Đòn Tay,
  2. Đòn Chân,
  3. Đòn Tay, chân phối hợp,
  4. Đòn Bay,
  5. Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
  • Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút
  • Thể lực: dưới 16 tuổi hít đất (chống đẩy) 30 lần, 16 tuổi trở lên hít đất 60 lần.[10]
  • Công phá: Nam võ sinh: dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ 1 viên gạch thẻ. Nữ võ sinh và võ sinh dưới 16 tuổi không thực hiện công phá.

5. Kỳ thi thăng Đẳng (Dan)

  • Điều kiện dự thi: “đeo” cấp Đẳng hiện tại với thời gian (tính bằng năm) bằng với cấp Đẳng hiện tại[11][12].

6. Sơ cấp Huyền đai (1 Dan đến 3 Dan)

Những võ sinh tứ 1 Dan đến 3 Dan có bảng tên nền đen chữ vàng.

  • Mỗi năm có 2 đợt thi vào tháng 5 và tháng 11.
  • Thực hiện cách đòn đấm, đá căn bản như kì thi trước.
  • Quyền:
  1. Bài: Koryo Poomsae (Triều Tiên Quyền) đối với 1 Dan và Kuemgang Poomsae (Kim Cang Quyền) đối với 2 Dan
  2. Bốc thăm ngẫu nhiên trong 8 bài Thái cực (2 Dan có thêm bài Koryo)
  • Nhất thế đấu luyện gồm 5 đòn: tự chọn
  1. Đòn tay,
  2. Đòn chân,
  3. Đòn tay, chân phối hợp,
  4. Đòn bay,
  5. Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
  • Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút
  • Thể lực: như thi lên 1 Dan
  • Công phá: Dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ gạch thẻ. Nam: 2 viên, 3 viên ; Nữ: 1 viên, 2 viên.

7. Trung cấp Huyền đai (4 Dan đến 5 Dan)

Những võ sinh tứ 1 Dan đến 3 Dan có bảng tên nền đen chữ đỏ.

  • Mỗi năm có 1 kì thi vào tháng 11.
  • Thực hiện cách đòn đấm, đá căn bản như kì thi trước.
  • Quyền: Bài quyền theo Cấp Đẳng và bài quyền bốc thăm một trong những bài quyền trước.
  • Nhất thế đấu luyện gồm 5 đòn: Bao gồm các tư thế đối luyện đứng và đối luyện ngồi.
  • Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút.
  • Thể lực: như thi lên 1 Dan
  • Công phá: Dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ gạch thẻ, 4 viên đối với Nam và 3 viên đối với Nữ

Từ 5 Dan lên 6 Dan phải chặt được 1 viên gạch bằng cạnh bằng tay trong

8. Cao cấp Huyền đai (6 Dan trở lên)

Thi tại Kukiwon Hàn Quốc.

Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Võ Taekwondo có mấy đai?”, từ đó đưa ra chế độ tập luyện phù hợp để nhanh chóng lên đai nhé.

Xem thêm: Thế Giới Võ Thuật; Kết nối niềm đam mê võ thuật Việt Nam

Ý kiến của bạn

Comments are closed.