Hiện nay Vovinam đang thu hút rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam, tuy nhiên cũng không ít người chưa nắm rõ được khái niệm môn võ này là gì? Có nguồn gốc hình thành từ đâu? Chính vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ mang đến bạn những kiến thức cơ bản nền tảng trước khi bắt đầu bước vào hành trình trở thành võ sĩ.

Vovinam là gì? Quá trình phát triển của môn võ này tại Việt Nam?

Vovinam là gì? Quá trình phát triển của môn võ này tại Việt Nam?

Vovinam là gì?

Vovinam là một môn võ rất đặc biệt, được sáng tạo ra dựa vào rất nhiều tinh hoa của các môn phái võ cổ truyền, đồng thời cũng tiếp thu được nhiều xu hướng mới. Tuy vovinam chưa từng một lần được xưng danh là “Quốc võ” nhưng với độ phổ biến trên khắp đất nước về cả chất lượng và số lượng thì đây chính là một môn võ nắm giữ được linh hồn của cả cộng đồng võ thuật ở Việt Nam.

1. Nguồn gốc

Việt Võ Đạo là một môn võ đạo – võ thuật được sáng lập vào năm 1936 bởi võ sư Nguyễn Lộc nhưng chỉ được hoạt động một cách âm thầm. Mãi tới năm 1938, ông mới đem môn võ này ra công khai  và đồng thời ông cũng đưa ra một chủ thuyết “Cách mạng tâm thân” để thúc đẩy tất cả những môn sinh của mình luôn luôn canh tân bản thân và đặc biệt là hướng tới cái thiện về cả tinh thần lẫn thể chất.

2. Giải nghĩa tên gọi Vovinam

Trong cái tên Vovinam Việt Võ Đạo thì Vovinam chính là gốc rễ, là cội nguồn, còn Việt võ Ðạo chính là những hoa thơm, trái ngọt của Vovinam sau hàng chục năm thành lập và phát triển. Chúng ta đều có thể gọi là Việt võ đạo hoặc Vovinam. Cách gọi đúng nhất và đầy đủ nhất của môn võ này chính là Vovinam Việt Võ Ðạo.

Sau khi được quốc tế hóa người ta đã sử dụng từ Vovinam để gọi về võ thuật – võ đạo Việt Nam. Bên cạnh việc tập luyện binh khí và võ thuật, tất cả các môn sinh sẽ phải luyện tập khí công và ngoại công đồng thời luôn phải đề cao việc trau dồi nhân cách.

3. Nội dung luyện tập

Môn võ này có những đòn đánh kẹp cổ, bay cao rất nổi tiếng thường được gọi là “Đòn chân tấn công”, trong các buổi biểu diễn luôn xuất hiện những đòn đánh này và nó đã dần trở thành một nét đẹp riêng của môn phái.

Xét về nội dung thì chúng ta có thể chia võ vovinam ra làm 2 phần đó là: Võ đạo Việt Nam (Việt võ đạo) và võ thuật Việt Nam (Việt võ thuật).

Hiện nay, mọi người luôn cảm thấy hoang mang khi ra ngoài bởi tệ nạn cướp giật ở nước ta đang xuất hiện ngày càng nhiều. Chính vì thế nhiều người đã lựa chọn phương pháp học võ để tự vệ và lên cho bản thân mình một kế học tập rất chi tiết. Tại nước ta có rất nhiều loại võ thuật khác nhau nhưng Vovinam chính là môn võ tự vệ được mọi người người quan tâm và áp dụng nhiều nhất.

Quá trình phát triển của môn võ Vovinam tại Việt Nam?

1. Quá trình phát triển

Năm 1960, võ sư Nguyễn Lộc qua đời tại Sài Gòn sau khi trao quyền lãnh đạo Vovinam cho người môn đệ trưởng tràng của mình là võ sư Lê Sáng. Từ 1960, võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Chưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi Vovinam ra toàn thế giới.

Từ năm 1966, môn Vovinam được đưa vào giảng dạy ở một số trường công lập thuộc nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1974, ở Pháp, giáo sư Phan Hoàng gầy dựng nền móng phát triển Vovinam ở Châu Âu, rồi lại được võ sư Trần Nguyên Đạo kế thừa. Ông là từng giữ chức chủ tịch và tổng thư ký của Tổng Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Thế giới.

2. Hành trình Vovinam vươn mình ra thế giới

Trong khi đó sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, một số võ sư đi ra nước ngoài đã phổ biến Vovinam ra toàn thế giới, những võ sư còn lại bao gồm Chưởng Môn Lê Sáng ở lại tiếp tục duy trì việc phát triển Vovinam tại nơi đã khai sinh ra nó là Việt Nam.

Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Khách sạn Rex, thành phố Hồ Chí Minh. Ông Lê Quốc Ân – Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam được các đại biểu bầu vào vị trí Chủ tịch VVF, Võ sư Nguyễn Văn Chiếu – Phó trưởng ban điều hành Vovinam Việt Nam là Phó Chủ tịch VVF phụ trách kỹ thuật.

Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh [7] GS-TS Nguyễn Danh Thái – Thứ trưởng thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam kiêm Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam được đại hội tín nhiệm bầu vào vị trí chủ tịch.

Ông Lê Quốc Ân – Chủ tịch VVF làm Phó Chủ tịch Thường trực IVF, Võ sư Nguyễn Văn Chiếu là Phó Chủ tịch IVF phụ trách kỹ thuật; sau đó đổi tên thành Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF). Việc thành lập này là để hợp thức hóa việc quản lý Vovinam ở tầm quốc tế khi mà ở thời điểm này Vovinam đã xuất hiện ở hơn 30 nước trên thế giới.

3. Hành trình phát triển không ngừng nghỉ của môn võ cổ truyền Việt Nam

Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Á (AVF) diễn ra tại Tehran, Iran do Ông Mohamed Nouhi làm Chủ tịch.

Tháng 7 năm 2009, Giải Vô địch Vovinam Thế giới lần thứ nhất được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thực ra giải này đã từng được tổ chức 4 lần trước đó với tên gọi “Giải Vovinam Quốc tế”, nhưng lần này vẫn được gọi là lần thứ nhất bởi tính từ cột mốc Liên đoàn Vovinam Thế giới ra đời vào năm 2008 thì đây là giải thế giới lần đầu tiên do tổ chức này điều hành.

Ngày 31 tháng 3 năm 2010, Chưởng Môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. Người đứng đầu hội đồng này được gọi dưới danh hiệu là Chánh Chưởng Quản và là người đứng đầu môn phái. Như vậy, danh xưng Chưởng Môn trong môn phái sẽ không còn dùng trong tương lai nữa.

Kể từ đây, khi gọi Sáng Tổ Nguyễn Lộc, Chưởng Môn Lê Sáng thì đó là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến những thời kỳ đặc biệt của môn phái. Cũng kèm theo đó, võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh Chưởng Quản môn phái.

Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời. Võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh chưởng quản, hiện tại đây là cương vị cao nhất của môn phái này.

Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVVF) diễn ra tại Paris.

Ngày 28 tháng 12 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (SEAVF) diễn ra tại Campuchia.

Năm 2011, Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26.

Ngày 11 tháng 1 năm 2012, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Phi (AFVF) diễn ra tại Alger (Algeri).

Xem thêm: Thế Giới Võ Thuật; Kết nối niềm đam mê võ thuật Việt Nam

Ý kiến của bạn